ESG là gì? Tầm quan trọng và ảnh hưởng của ESG trong quản lý doanh nghiệp Việt

Thứ sáu, 26/05/2023
ESG là gì? Tầm quan trọng và ảnh hưởng của ESG trong quản lý doanh nghiệp Việt
ESG là gì? Tầm quan trọng và ảnh hưởng của ESG trong quản lý doanh nghiệp Việt

ESG là gì? Tầm quan trọng và ảnh hưởng của ESG trong quản lý doanh nghiệp Việt 

ESG là cụm từ viết tắt bởi E-Environmental (Môi trường), S-Social (Xã hội) và G-Governance (Quản trị doanh nghiệp). ESG đang dần trở thành một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực tài chính và đầu tư. Như một phương pháp đánh giá toàn diện về sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, ESG là cơ sở quan trọng cho việc lựa chọn start-up của các quỹ, cũng như tìm kiếm đối tác kinh doanh trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Ba khía cạnh ESG tập trung bao gồm:

  • Yếu tố môi trường

Các vấn đề liên quan đến tác động của hoạt động kinh doanh lên môi trường tự nhiên. Các doanh nghiệp cần đánh giá và quản lý các yếu tố như quản lý năng lượng, khí nhà kính, tài nguyên tái tạo và xử lý chất thải. Việc chú trọng vào môi trường giúp giảm tác động xấu và thúc đẩy phát triển bền vững.

  • Yếu tố xã hội

Tập trung vào tác động của doanh nghiệp đến cộng đồng, nhân viên, khách hàng và các bên liên quan khác, gồm quyền lao động, an toàn và sức khỏe, công bằng, đa dạng và bình đẳng, quan hệ với khách hàng, cộng đồng, và quản lý chuỗi cung ứng minh bạch Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng hoạt động của họ tạo ra giá trị xã hội và đáp ứng đúng mong đợi của các bên liên quan.

  • Yếu tố quản trị

Đây cũng là yếu tố quan trọng để đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp được quản lý và điều hành một cách minh bạch, hiệu quả. Việc thiết lập quy tắc quản trị rõ ràng, độc lập của Hội đồng quản trị, trách nhiệm tài chính và phòng ngừa tham nhũng đều là các yếu tố quan trọng trong quản trị công ty.

Với việc cải thiện kiểm soát và trách nhiệm xã hội, ESG không chỉ tạo ra giá trị cho doanh nghiệp mà còn mang lại lợi ích lâu dài cho cổ đông và xã hội. Nghiên cứu đã chứng minh rằng các doanh nghiệp tập trung vào ESG thường có rủi ro thấp hơn, lợi nhuận cao hơn và có khả năng phục hồi tốt hơn sau khủng hoảng.

Phát triển bền vững với ESG là một trong những mục tiêu kinh doanh quan trọng của nhiều Doanh nghiệp Việt
Phát triển bền vững với ESG là một trong những mục tiêu kinh doanh quan trọng của nhiều Doanh nghiệp Việt

Với sự gia tăng nhận thức về phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội, ESG trở thành một lựa chọn không thể bỏ qua cho doanh nghiệp Việt. Điều này giúp tăng cường lòng tin của cổ đông, hấp dẫn nhà đầu tư và nâng cao hình ảnh công ty trước khách hàng.

ESG dần trở thành một yếu tố quan trọng thể hiện toàn cảnh bức tranh kinh doanh của doanh nghiệp và tạo điều kiện đưa doanh nghiệp Việt ra thế giới.

Tuy nhiên, ESG không chỉ là sự lựa chọn, mà còn có thể trở thành yêu cầu bắt buộc. Các chính sách và quy định ESG đang ngày càng được chính phủ và các cơ quan quản lý tài chính đặt ra. Việc tuân thủ ESG giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật, tránh rủi ro và tạo ra lợi ích dài hạn cho cả doanh nghiệp và xã hội.

Vì vậy, ESG không chỉ là một xu hướng mà doanh nghiệp Việt cần quan tâm. Nó còn là một yếu tố quan trọng để xây dựng môi trường kinh doanh bền vững và góp phần vào sự phát triển toàn diện của đất nước.

Các lĩnh vực mà ESG quan tâm

Các công ty muốn áp dụng ESG có thể chọn tập trung nguồn lực vào các lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một số lĩnh vực chính mà các doanh nghiệp Việt có thể cải thiện:

Chuỗi cung ứng

Các chiến lược mà chuỗi cung ứng có thể áp dụng để làm cho doanh nghiệp có trách nhiệm với môi trường và xã hội, gồm:

  • Đảm bảo truy vết xuất xứ hàng hóa, thể hiện toàn bộ chuỗi sản xuất của doanh nghiệp vận hành theo quy trình có trách nhiệm với xã hội và môi trường, nhằm đáp ứng yêu cầu báo cáo ESG.
  • Giảm tác động của chuỗi cung ứng đến khí hậu và môi trường, như lựa chọn nhà cung cấp sử dụng năng lượng sạch và xây dựng quy trình xử lý xả thải nghiêm ngặt, ..
  • Đảm bảo các đối tác trong chuỗi cung ứng tuân thủ quyền con người và quyền lao động.
  • Áp dụng giải pháp công nghệ đám mây, vừa giúp kiểm soát hoạt động kinh doanh minh bạch, tuân thủ và công bằng, vừa loại bỏ cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tạo ra nhiệt, yêu cầu làm mát, do đó giảm tiêu thụ điện năng, giảm rác thải điện tử.

Chuỗi cung ứng bền vững có nghĩa là giảm tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên, lãng phí đầu vào và các chất thải phát sinh, đồng thời thúc đẩy sự minh bạch cả trong hoạt động và mối quan hệ với các nhà cung cấp.

Công bố thông tin

Theo FTI Consulting, việc doanh nghiệp công bố các thông tin về ESG sẽ là xu hướng hàng đầu trong thập kỷ tới. Áp lực gia tăng từ các nhà đầu tư và sự cải cách quản trị doanh nghiệp sẽ thúc đẩy công bố thông tin ESG trở nên phổ biến. Các công ty muốn đáp ứng tiêu chuẩn ESG hiện đại sẽ cần chuẩn bị thông tin công bố phù hợp với nhiều bên liên quan, bao gồm nhân viên, khách hàng, đối tác và cơ quan quản lý. Những thông tin này cũng sẽ giúp các nhà đầu tư đánh giá chính xác hơn tính bền vững của mô hình kinh doanh của doanh nghiệp mà họ đang cân nhắc.

Khí thải carbon

Dưới sự thúc đẩy của nghiên cứu về biến đổi khí hậu và các lệnh cấm của các chính phủ, trong đó có Việt Nam, liên quan đến khí thải carbon, các công ty ngày này phải xây dựng kế hoạch để đo lường, đặt mục tiêu và giảm lượng phát thải khí nhà kính, đồng thời đặt ra mục tiêu đạt lượng khí thải carbon thuần khiết bằng không. Ngay cả các ngành công nghiệp thải ra nhiều khí carbon, như năng lượng hóa thạch, vận tải và nông nghiệp, cũng đang chuyển đổi sang hoạt động tiết kiệm năng lượng hơn, sử dụng nguồn năng lượng tái tạo và hơn thế nữa.

Vai trò ERP trong triển khai ESG tại Việt Nam: Sự hỗ trợ của Oracle NetSuite

Có thể thấy rằng, ESG đã và đang trở thành một yếu tố quan trọng trong quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. Triển khai ESG đòi hỏi sự quản lý thông tin chính xác và hiệu quả. Trong quá trình này, phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning) đóng một vai trò quan trọng.

ERP là một hệ thống quản lý tài nguyên doanh nghiệp, giúp tổ chức quản lý mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh. Trong triển khai ESG, ERP hỗ trợ quản lý thông tin về môi trường, xã hội và quản trị một cách toàn diện.

Oracle NetSuite là giải pháp ERP hỗ trợ hiệu quả các yếu tố ESG
Oracle NetSuite là giải pháp ERP hỗ trợ hiệu quả các yếu tố ESG

Trong lĩnh vực ERP, Oracle NetSuite là một phần mềm điện toán đám mây nổi tiếng và mạnh mẽ. NetSuite không chỉ cung cấp các tính năng quản lý tài chính, quản lý chuỗi cung ứng và quản lý khách hàng mà còn có các chức năng riêng biệt nhằm hỗ trợ các yếu tố ESG.

NetSuite giúp doanh nghiệp đạt được khả năng theo dõi và báo cáo tác động môi trường, quản lý dữ liệu xã hội và quản trị công bằng. Nó cung cấp khả năng thu thập, phân tích và báo cáo dữ liệu ESG để giúp doanh nghiệp theo dõi tiến trình và đáp ứng các yêu cầu pháp lý và quy định ESG.

Bằng cách tích hợp các dữ liệu ESG vào ERP, doanh nghiệp có thể tạo ra các báo cáo và thông tin quản lý chính xác, đồng thời định hướng các chiến lược bền vững. Qua đó, doanh nghiệp có thể tối ưu hoá quy trình, tăng cường minh bạch và xây dựng uy tín trong việc triển khai ESG.

Với khả năng tối ưu hoá việc quản lý thông tin ESG, Oracle NetSuite là một giải pháp ERP đám mây, hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp Việt Nam bắt kịp xu hướng ESG. Sự kết hợp giữa ESG và ERP mang lại lợi ích vượt trội, giúp doanh nghiệp hướng tới mục tiêu bền vững và tạo ra giá trị toàn diện cho cả doanh nghiệp và xã hội.

Về BTM Global Việt Nam 

BTM Global Việt Nam được thành lập năm 2004, là đối tác Vàng (Gold partner) dài hạn với tập đoàn Oracle và cũng là đối tác chuyên triển khai các giải pháp Oracle NetSuite tại Việt Nam. Công ty có trụ sở chính tại Thành phố Minneapolis, bang Minnesota của Mỹ và chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Công ty chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn, tích hợp và triển khai hệ thống Oracle NetSuite ERP & CRM cho doanh nghiệp trên nền tảng điện toán đám mây. Bên cạnh đó, chúng tôi còn mang đến các giải pháp Kho dữ liệu (Data Warehouse), các giải pháp Oracle & E-Commerce cho ngành bán lẻ từ chuỗi cửa hàng nhỏ lẻ đến những tập đoàn bán lẻ nổi tiếng trên thế giới.

» Để biết thêm thông tin, hãy truy cập www.btmglobal.com

» Cùng tìm hiểu thêm về Oracle NetSuite ERP tại đây.

Xem thêm tin mới

25 Chỉ Số KPI Quan Trọng trong Ngành Bán Lẻ

Để biết được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có đạt đúng mục tiêu hay không, các nhà bán lẻ cần có những thước đo chỉ số KPI quan trọng trong ngành bán lẻ. Các chỉ số KPI giúp đánh giá hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình và đạt được thành công lâu dài.
20/11/2024

Oracle NetSuite

10 Nguyên Tắc Khi Triển Khai Tự Động Hóa Tài Khoản Phải Trả (Tự Động Hóa AP)

Doanh nghiệp của bạn sẽ tiết kiệm đáng kể thời gian làm việc khi áp dụng các “nguyên tắc vàng” trong việc sử dụng phần mềm tự động hóa tài khoản phải trả (tự động hóa AP), đặc biệt khi biết sử dụng phần mềm Oracle NetSuite
14/11/2024

Báo chí & truyền thông

Thông báo dự án Go live Oracle NetSuite ERP của Melchers Việt Nam

Ngày 11/11/2024, Melchers Việt Nam chính thức golive hệ thống quản trị nguồn lực tổng thể Oracle NetSuite Cloud ERP, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình nâng cao hiệu quả quản lý và tối ưu hóa các quy trình kinh doanh. Đây là kết quả sau gần 5 tháng hợp tác giữa ... Read more
13/11/2024

Hướng Dẫn Định Giá Chi Phí Cộng Thêm với Oracle NetSuite

Định giá chi phí cộng thêm là một chiến lược định giá đơn giản. Công cụ Oracle NetSuite sẽ hỗ trợ bạn trong quy trình định giá cộng thêm nay·
05/11/2024

Oracle NetSuite

Phân tích tài chính là gì?

Phân tích tài chính giúp chủ doanh nghiệp đưa ra quyết định trong tương lai. Những số liệu này giúp doanh nghiệp nhận diện xu hướng, phát hiện những điểm chưa hiệu quả và đưa ra các thông tin mà báo cáo tài chính thông thường không thể chỉ ra. Một số loại phân tích còn có khả năng dự đoán, hỗ trợ lãnh đạo trong việc hoạch định chiến lược.
29/10/2024

Oracle NetSuite

Thu nhập gộp – tầm quan trọng và cách tính

Thu nhập gộp (Gross income) là chỉ số tài chính quan trọng giúp doanh nghiệp không chỉ dễ dàng theo dõi lợi nhuận từ việc bán hàng hóa và dịch vụ mà còn giúp doanh nghiệp có thể biết rõ tỷ lệ doanh thu dành cho chi phí sản xuất và tỷ lệ còn lại để phục vụ cho các hoạt động khác như mở rộng kinh doanh hay vận hành hằng ngày. Phân tích thu nhập gộp còn giúp doanh nghiệp nhận diện các cơ hội cải thiện, không chỉ duy trì mà còn tăng cường biên lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh. 
25/10/2024