Thu Nhập Ròng – Cách tính lợi nhuận và tối ưu hóa kinh doanh hiệu quả 

Thứ ba, 01/10/2024

Việc theo dõi nhiều chỉ số tài chính là yếu tố quan trọng để đánh giá tình hình sức khỏe doanh nghiệp. Trong đó,  thu nhập ròng là một trong những chỉ số quan trọng nhất giúp doanh nghiệp biết được mình có đang tạo ra lợi nhuận hay không. Tuy nhiên, việc tính toán thu nhập ròng phức tạp hơn nhiều so với việc kiểm tra số dư trong tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp. 

Thu nhập ròng là gì?  

Thu nhập ròng, hay còn gọi là “lợi nhuận ròng”, là số tiền còn lại sau khi trừ đi tất cả các chi phí từ tổng doanh thu. Đây là chỉ số thể hiện lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể chia cho chủ sở hữu hoặc tái đầu tư vào hoạt động kinh doanh. Các nhà đầu tư và ngân hàng thường dựa vào chỉ số này để đánh giá tiềm năng tài chính, từ đó quyết định đầu tư hoặc cho vay. 

Điểm chính:  

  • Thu nhập ròng, hay còn gọi là lợi nhuận ròng, thể hiện khả năng sinh lời của doanh nghiệp 
  • Thu nhập ròng là khoản lợi nhuận có thể được phân chia cho chủ sở hữu, cổ đông hoặc tái đầu tư vào doanh nghiệp để phát triển. 
  • Các nhà đầu tư và ngân hàng xem xét thu nhập ròng khi quyết định đầu tư hoặc cấp tín dụng 
  • Hiện nay các phần mềm kế toán doanh nghiệp có chức năng theo dõi các chỉ số tài chính, bao gồm cả thu nhập ròng. 

Sơ lược về thu nhập ròng 

Thu nhập ròng được hiểu là khoản lợi nhuận còn lại sau khi đã trừ toàn bộ chi phí trong một khoảng thời gian cụ thể, như năm tài chính hoặc quý. Các chi phí bao gồm sản xuất, vận hành, chi phí không liên quan đến hoạt động và thuế, tất cả đều được trừ từ tổng doanh thu để tính ra thu nhập ròng. 

Một số doanh nghiệp nhỏ có thể sử dụng bảng tính đơn giản để theo dõi chi phí, nhưng phần mềm Netsuite ERP sẽ mang lại nhiều lợi ích với độ chính xác cao hơn, tự động hóa quy trình và tiết kiệm thời gian. 

Các tên gọi khác của thu nhập ròng:  

Thu nhập ròng còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như lợi nhuận ròng, thu nhập sau thuế (NIAT). Nếu doanh thu không đủ bù đắp chi phí, doanh nghiệp sẽ bị lỗ ròng. 

Thu nhập ròng và lợi nhuận ròng thường được dùng thay thế cho nhau. Nhưng lợi nhuận có rất nhiều loại, chúng ta cần phân biệt loại lợi nhuận (lợi nhuận gộp, lợi nhuận ròng,..).  

Tầm quan trọng của thu nhập ròng đối với doanh nghiệp 

Thu nhập ròng được sử dụng để tính các chỉ số khác như biên lợi nhuận ròng và dòng tiền hoạt động. Ngân hàng và nhà đầu tư đều xem xét thu nhập ròng khi phê duyệt các khoản vay hoặc đầu tư vào doanh nghiệp. Công ty cũng dùng thu nhập ròng để tính toán lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS) – một chỉ số phổ biến về khả năng sinh lời, và báo cáo kết quả tài chính cho các cổ đông, 

Thu nhập ròng cũng được sử dụng để tính tỷ suất lợi nhuận ròng, là tỷ lệ phần trăm thu nhập ròng so với doanh thu. Tỷ lệ này cho thấy bao nhiêu phần trăm doanh thu được chuyển thành lợi nhuận thực sau khi chi trừ các chi phí. Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn sẽ có tỷ xuất lợi nhuận cao hơn, nhưng tỷ lệ này sẽ thay đổi tùy thuộc vào ngành. 

Doanh nghiệp sử dụng thu nhập ròng trong mô hình tài chính để dự đoán hiệu suất tương lai dựa trên kết quả trong quá khứ. Những dự báo này bao gồm doanh thu, chi phí và dòng tiềngiúp doanh nghiệp đưa ra quyết định về đầu tư vốn, nhân sự và nhu cầu tài nguyên khác. 

Phần mềm NetSuite ERP giúp dễ dàng tạo báo cáo và truy cập dữ liệu theo thời gian thực, hỗ trợ đưa ra quyết định kinh doanh chiến lược và hiệu quả hơn khi doanh nghiệp gặp phải các thách thức hoặc cơ hội tăng trưởng. 

Các loại hình thu nhập khác  

Thu nhập gộp (Gross income)  

Trong khi thu nhập ròng phản ánh lợi nhuận sau khi trừ tất cả các chi phí, thì thu nhập gộp chỉ tính sau khi trừ chi phí sản xuất hoặc mua hàng hóa để bán và/hoặc cung cấp dịch vụ. Các công ty sản xuất có thể tính thu nhập gộp bằng cách lấy “tổng doanh thu bán hàng” trừ đi “giá vốn hàng bán (COGS)”, bao gồm các chi phí như nguyên liệu thô, lao động sản xuất, vận chuyển và chi phí vận hành thiết bị. 

thu-nhap-rong-cach-tinh-loi-nhuan-toi-uu-hoa-kinh-doanh-hieu-qua

Thu nhập từ hoạt động kinh doanh (Operating Income)  

Thu nhập từ hoạt động kinh doanh đo lường lợi nhuận của doanh nghiệp từ các hoạt động cốt lõi. Chỉ số này được tính bằng cách lấy “thu nhập gộp” trừ đi “các chi phí hoạt động như lương nhân viên, marketing, chi phí văn phòng và các chi phí cần thiết khác để vận hành doanh nghiệp”. Tuy nhiên, thu nhập từ hoạt động kinh doanh không bao gồm các chi phí ngoài hoạt động như chi phí vốn, lãi suất và thuế. 

Thu nhập ròng và thuế doanh nghiệp (Business Taxes) 

Thu nhập ròng là lợi nhuận còn lại sau khi trừ tất cả các chi phí, bao gồm thuế doanh nghiệp (business taxes), vì vậy nó đôi khi còn được gọi là thu nhập ròng sau thuế (NIAT). Trong báo cáo thu nhập của doanh nghiệp, đôi khi cũng sẽ hiển thị thu nhập ròng trước thuế, điều này hữu ích khi so sánh các doanh nghiệp ở các khu vực có mức thuế khác nhau. 

Thu nhập ròng và dòng tiền (Cash Flow) 

Thu nhập ròng phản ánh lợi nhuận kế toán của doanh nghiệp trong một giai đoạn nhất định, trong khi dòng tiền lại đo lường lượng tiền thực sự lưu chuyển vào và ra khỏi doanh nghiệp. Dòng tiền dương cho thấy doanh nghiệp có thể thanh toán chi phí thường xuyên và đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. 

 

Có thể xảy ra trường hợp doanh nghiệp báo lãi nhưng vẫn có dòng tiền âm, do doanh thu và chi phí được ghi nhận theo phương pháp dồn tích, không phụ thuộc vào việc tiền đã được giao dịch hay chưa. 

Công thức tính thu nhập ròng 

Công thức tính thu nhập ròng (Net Income) được xác định bằng cách lấy tổng doanh thu trừ đi tất cả các chi phí: 

thu-nhap-rong-cach-tinh-loi-nhuan-toi-uu-hoa-kinh-doanh-hieu-qua-cung-btm-global

Để tính thu nhập ròng, chúng ta bắt đầu từ “doanh thu bán hàng” trừ đi “giá vốn hàng bán (COGS), chi phí hoạt động, chi phí không hoạt động và thuế”. Sau đó, cộng thêm “các khoản thu nhập không liên quan đến doanh số bán hàng”, chẳng hạn như lãi suất từ các khoản đầu tư. 

thu-nhap-rong-cach-tinh-loi-nhuan-toi-uu-hoa-kinh-doanh-hieu-qua-cung-btm-global-vietnam

Đầu tiên, tính thu nhập gộp bằng cách lấy doanh thu từ bán hàng và trừ đi giá vốn hàng bán (COGS). Doanh thu là số tiền doanh nghiệp thu được từ việc bán sản phẩm hoặc dịch vụ. COGS bao gồm các chi phí liên quan trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ. Tiếp theo, tính chi phí hoạt động và trừ thu nhập gộp để ra thu nhập từ hoạt động kinh doanh. 

Ví dụ về thu nhập ròng của doanh nghiệp 

Dưới đây là một ví dụ về cách tính thu nhập ròng cho ABYZ Candy Co. Trong một quý, doanh nghiệp này có doanh thu 75.000 USD. Sau khi trừ 39.500 USD chi phí sản xuất kẹo, công ty còn 35.500 USD thu nhập gộp. Sau đó, trừ 12.500 USD chi phí hoạt động, thu nhập hoạt động còn 23.000 USD. Sau khi trừ thêm lãi suất phải trả 1.500 USD và cộng thu nhập từ lãi suất 1.700 USD, thu nhập trước thuế là 23.200 USD. Cuối cùng, khi trừ thuế 7.500 USD, thu nhập ròng còn lại là 15.700 USD. 

thu-nhap-rong-cach-tinh-loi-nhuan-toi-uu-hoa-kinh-doanh-hieu-qua-cung-btm-global

Thu nhập ròng là chỉ số quan trọng để đo lường lợi nhuận thực tế sau khi đã trừ hết các chi phí và thuế. NetSuite, với hệ thống ERP toàn diện, không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp tự động hóa việc tính toán thu nhập ròng mà còn giúp quản lý chi phí, doanh thu và các khoản đầu tư. NetSuite cung cấp cho doanh nghiệp cái nhìn toàn diện về tình hình tài chính, hỗ trợ ra quyết định chính xác và tối ưu hóa quy trình vận hành. Trải nghiệm ngay demo của Oracle NetSuite để hiểu rõ hơn cách hệ thống này có thể giúp bạn quản lý tài chính! 

 

Nguồn: What is Net Income? How to Calculate and Why | NetSuite 

Xem thêm tin mới

Sự kiện

Webinar: Tối Ưu Hóa Dòng Tiền – Chiến Lược và Công Nghệ

Vào ngày 18/10/2024, từ 9:00 đến 12:00, BTM Global sẽ tổ chức webinar với chủ đề “Tối Ưu Hóa Dòng Tiền: Chiến Lược và Công Nghệ”, một sự kiện không thể bỏ qua dành cho các Giám Đốc Điều Hành, Giám Đốc Tài Chính, và Nhà Quản Lý Công Nghệ Đổi Mới. Dòng tiền – ... Read more
04/10/2024
Royal Sintered Stone

Go live

Oracle NetSuite – nền tảng của sự phát triển giúp Royal Sintered Stone thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh

Công ty Cổ phần Sản xuất và Đầu tư Royal Sintered Stone đã ký kết dự án triển khai hệ thống Oracle NetSuite ERP vào cuối tháng 4 và chính thức đưa vào vận hành vào ngày 1/10/2024. Đây được xem là nền tảng phát triển của doanh nghiệp trong hành trình chuyển đổi số, hướng đến tối ưu hóa quy trình sản xuất, quản lý bán hàng và nâng cao hiệu quả báo cáo tài chính, đồng thời cũng là cột mốc đánh dấu sự hợp tác thành công của Royal Sintered Stone và BTM Global Việt Nam trên hành trình phát triển vượt bậc này.  
02/10/2024

Dự báo doanh thu chính xác ngành dịch vụ với AI và các công nghệ tiên tiến

Trong lĩnh vực dịch vụ, quá trình dự báo doanh thu thường gặp nhiều thách thức. Tính chất tùy chỉnh của dự án, mô hình tính phí đa dạng và thay đổi liên tục về nhu cầu khách hàng đều tạo ra sự không chắc chắn. Để khắc phục những khó khăn này, các công ty dịch vụ cần kết hợp các phương pháp phân tích dữ liệu tiên tiến cùng với công nghệ AI và học máy để dự đoán những biến số phức tạp.
24/09/2024

Tối Ưu Hoá Dòng Tiền với Giải Pháp ERP Cloud Oracle NetSuite

Giải pháp ERP Cloud của NetSuite là giải pháp quản lý toàn diện, giúp doanh nghiệp cải thiện dòng tiền, tối ưu hóa quy trình vận hành và hỗ trợ mở rộng quy mô toàn cầu.
13/09/2024

Cải Thiện Năng Suất Kho Với Giải Pháp Quét Mã Vạch Của Oracle NetSuite

Hiện nay, các doanh nghiệp đang tìm kiếm nhiều cách khác nhau để cải thiện hiệu suất kho bãi, đặc biệt để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các đơn hàng thương mại điện tử. Năm 2020, doanh số thương mại điện tử đã tăng 44%, và bùng nổ sau khi đại dịch ... Read more
06/09/2024

Oracle NetSuite

Tăng Cường Hiệu Quả Kinh Doanh với NetSuite Analytics Warehouse (NSAW)

NetSuite Analytics Warehouse (NSAW) đang trở thành một trong những công cụ không thể thiếu đối với các doanh nghiệp bởi tính xử lý và phân tích dữ liệu chính xác, giúp doanh nghiệp nhanh chóng đưa ra những quyết định chiến lược.
26/08/2024